Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0987 31 8899

Văn hóa ẩm thực

5 lễ hội đặc trưng hấp dẫn ở Nam Định


Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; Với dải đồng bằng cổ xưa, nơi lưu giữ các phong tục tập quán đặc sắc tại những làng mạc trù phú, Nam Định là vùng đất mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng, nơi đây còn lưu giữ trọn vẹn tại đây chứng tích của triều Trần, triều đại phong kiến với những chiến công rực rỡ trong lịch sử, cũng là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền phong kiến Việt Nam..5 lễ hội đặc trưng hấp dẫn ở Nam Định dưới đây khái quát nét văn hóa vùng đât thành Nam.

1. Lễ hội đền Trần
Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Ngày 15 tháng giêng hàng năm, tại khu di tích đền Trần lễ hội đền Trần được tổ chức nhằm tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước với các nghi lễ như rước kiệu, khai ấn, rước nước, tế cá...

lễ hội đền Trần Nam Định

Đến ngày lễ hội, Du khách khắp nơi lạĩ nô nức về trẩy hội đền Trần với tâm trạng mong muốn những điều tốt lành, thịnh vượng. Đến với lễ hội đền Trần Nam Định, du khách được tìm hiểu về lịch sử truyền thống vương triều Trần, đặc biệt là Hành cung Thiên Trường với các cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa, những điền trang, thái ấp của các vương tôn quý tộc, có vị thế như kinh đô thứ hai của quốc gia Đại Việt (sau kinh thành Thăng Long) vào thế kỷ XIII - XIV. Du khách còn có thể khám phá nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương.


2. Lễ hội phủ Dày
Phủ Giầy là một quần thể kiến trúc độc đáo giữa một vùng đồng bằng bát ngát, sông nước mênh mông. Dải núi đất bao bọc những con sông uốn lượn tạo nên một khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” của Việt Nam với nghi lễ hát chầu văn-hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu.

lễ hội phủ dầy

Phủ Dầy là nơi Thánh Mẫu giáng sinh, là quê hương lại có âm phần của Thánh Mẫu và Tổ Tiên sinh ra thánh Mẫu. Phủ Dầy là một quần thể các đền phủ và chùa đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia được đông đảo các du khách về thăm quan chiêm bái, và dự các trò chơi dân gian.
Hằng năm, cứ vào mùa lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ Mẫu, đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn của nghệ thuật hát chầu văn.


3. Lễ hội chợ Viềng
Chợ Viềng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, năm họp chỉ có một phiên, đến hẹn lại lên cứ vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch người dân địa phương và du khách khắp nơi lại nô nức về Chợ Viềng. Chợ Viềng là phiên chợ cầu may, mua bán ở đây không mặc cả, là một hiện tượng khá lạ, giàu ý nghĩa văn hóa.

lễ hội chợ viềng

Đến với Chợ Viềng Nam Trực du khách thập phương ai ai cũng ngỡ ngàng trước khoảng không gian rộng lớn nơi diễn ra cảnh mua bán đồ cổ, giả cổ với hàng ngàn mặt hàng từ đồ đồng, đồ đá, sứ, đồ gỗ...
Bên cạnh ý nghĩa của phiên Chợ, chợ Viềng còn mang sắc thái “hội xuân” bởi đến với Chợ Viềng thị trấn Nam Giang huyện Nam Trực du khách được tham dự vào các trò chơi dân gian, các môn nghệ thuật truyền thống như: Chọi gà, đánh đu, cờ người, cờ tướng, đấu vật, múa rối cạn, rối nước, xin chữ, tò he,…

4. Lễ hội chùa keo Hành Thiện
Chùa Keo Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường) là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo hơn 400 năm tuổi. Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện là công trình kiến trúc cổ, độc đáo có niên đại khởi dựng từ thời nhà Lý, là nơi dân làng Hành Thiện tri ân công đức đối với Đức Thánh Tổ Dương Không Lộ - một danh nhân của đất nước đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời Lý. Lễ hội chùa Keo Hành Thiện gắn liền với việc thờ phụng Thiền sư, Quốc sư Dương Không Lộ, người có công cứu nước giúp dân, dạy dân làm nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc…

lễ hội Nam Định


Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện được tổ chức từ 12 đến 15 tháng 9 âm lịch, tưởng nhớ Không Lộ Thiền sư. Trong lễ hội, các nghi thức, các trò chơi dân gian được duy trì như rước kiệu truyền thống, leo cầu ngô, thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm, biểu diễn thái cực trường sinh đạo, đêm thơ hội làng... Đặc sắc nhất trong lễ hội là giải bơi chải đứng với sự tham gia của các xóm trong làng.

5. Lễ hội chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ hay Quang Thần tự là một ngôi chùa nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh NamĐịnh.Chùa Cổ Lễ là nơi vừa thờ Phật lại vừa thờ đức thánh Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa bệnh cho hàng nghìn người dân nơi đây.

lễ hội Nam Định

Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm. Đó là ngày hội tưởng niệm Đức Thánh tổ hóa thân (14/9), một ngày trọng đại đã đi vào tiềm thức nhân dân trong vùng:

“ Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”

 Lễ hội Chùa Cổ Lễ là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh còn bảo lưu được nhiều lễ nghi cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, trò chơi dân gian như đấu vật, cờ người..., phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nền văn minh lúa nước.

.

 



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com