Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0987 31 8899

Văn hóa ẩm thực

6 lễ hội ở Sơn La độc đáo hấp dẫn nhất


Phong tục tập quán và lễ hội truyền thống ở Sơn la là mang nét đặc trưng riêng biệt của từng dân tộc. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của 12 dân tộc sinh sống tại Sơn La đang được gìn giữ, phát huy. 6 lễ hội ở Sơn La dưới đây độc đáo và rất thu hút du khách khám phá và trải nghiệm.

1. Lễ hội Hoa Ban
 Lễ hội Hoa Ban tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch là dịp quảng bá, giới thiệu về tiềm năng thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Thành phố Sơn La, với mục tiêu xây dựng thành phố Sơn La trở thành “Thành phố Hoa Ban”, là điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài nước.


Lễ hội Hoa Ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban” – một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.  Lễ hội Hoa Ban Sơn La với nhiều hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các hội thi như trại du lịch - văn hóa, thêu khăn Piêu, ẩm thực dân tộc, tó má lẹ, kéo co, ném còn...

2. Lễ hội khinh khí cầu Quốc tế 
Lễ hội bay khinh khí cầu quốc tế năm nay được tổ chức với chủ đề về tình yêu, hứa hẹn đem lại những trải nghiệm thú vị cho người tham gia.
Hình ảnh những quả khinh khí cầu đầy màu sắc bay lượn trên bầu trời thảo nguyên Mộc Châu - Sơn La tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

Thông qua Lễ hội này, tỉnh Sơn La mong muốn sẽ quảng bá du lịch, đồng thời góp phần nâng cao sức hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến với Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.Nếu như ban ngày, du khách được chiêm ngưỡng những chiếc khinh khí cầu rực rỡ và đẹp mắt thì buổi tối sẽ được hòa mình vào không gian sôi động của âm nhạc và ánh sáng trong đêm nhạc hội khí cầu.
Nhiều du khách trong và ngoài nước đã chọn đến đến đây để chiêm ngưỡng, trải nghiệm và lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất vào một ngày đặc biệt. 

3. Lễ Hội Hết Chá
Hàng năm cứ đến tháng 3 dương lịch (Tức tháng 2 âm lịch) là đồng bào Thái Trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Hết Chá được người Thái trắng tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tổ chức để tạ ơn Thầy mo (tiếng Thái là Phì Mun) đã chữa khỏi bệnh cho người dân trong bản mường. Từ xa xưa, người Thái rất nghèo, lại sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nên không thể tìm được thuốc về chữa bệnh. Họ tìm đến thầy mo nhờ làm cúng để người bệnh có tư tưởng thoải mái, cùng với uống thuốc nam đã giúp cho họ khỏi bệnh. Những người ốm sau khi khỏi bệnh đã xin làm con nuôi thầy mo để tạ ơn công lao thầy đã chăm sóc chữa trị bệnh.


Lễ hội Hết Chá có hai phần: Lễ và Hội. Phần Lễ cầu kỳ mang nét văn hóa tâm linh sâu sắc.Phần hội mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc Thái, với nhiều hình ảnh được tái hiện sinh động như: một chuyến đi săn, một chuyến đi bắt cá, tập trâu cày ruộng... với số lượng người tham gia khoảng 20-30 người trở lên. Mọi người cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, tạo không khí vui tươi, phấn khởi theo những vần thơ như hình ảnh tập trâu cày ruộng: “Trâu ơi cứ đi thẳng, biết cầy nương gia chủ mới yêu, biết làm ruộng gia chủ mới quý, Không thì dắt ra chợ bán. Nhảy xuống thửa dưới thì có hổ, nhảy lên thửa trên có rồng. Đi sai thì đau cổ, đỉ khổ thì đau vai…”
Bên cạnh đó, Lễ hội còn tái hiện lại rất nhiều trò chơi dân gian, văn hóa, văn nghệ của dân tộc đặc sắc. Lễ hội Hết Chá mang ý nghĩa đoàn kết cộng đồng của người Thái Trắng mộc Châu.

4. Lễ Hội Cầu Mưa
Cứ vào dịp rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, người Thái tại Mường Sang - Mộc Châu - Sơn La lại tổ chức lễ hội cầu mưa. Đây là thời điểm bắt đầu cho mùa màng của năm mới, để cầu cho dân bản được một năm bội thu, đồng thời giáo dục các thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

Người Thái ở Sơn La quan niệm rằng, thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha (do mẹ chúng chửa hoang), không có mái nhà che đầu, nên đã không làm mưa xuống khiến cho trời hạn hán.Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối, để mời thần linh về nghe nguyện vọng của bà con, đồng thời trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình.Việc tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhằm mục đích củng cố và nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước, đồng thời giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Lễ hội cầu mưa còn thể hiện bản sắc văn hóa của người Thái cần được gìn giữ và phát huy đến với đông đảo quần chúng nhân dân.

5. Lễ hội Gội đầu
Lễ hội gội đầu được gắn với truyền thuyết nàng Han - vị tướng anh hùng cầm quân đánh đuổi giặc phương Bắc. Dẹp xong giặc, vào trưa 30 Tết Âm lịch, nàng Han ban lệnh cho quân sĩ nghỉ ngơi tắm gội để ăn mừng chiến thắng và đón năm mới. Lễ hội gội đầu còn có tên gọi là lễ hội Lung Ta.

Đây là lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con người Thái nói chung và người Thái Trắng Quỳnh Nhai - Sơn La nói riêng. Lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mang tính nhân văn sâu sắc và thân thiện của con người với tự nhiên. Theo quan niệm của người Thái Trắng, khi hết một năm cũ, mọi người đều phải thực hiện nghi lễ gội đầu để gột rửa những điều không may mắn, tống tiễn điều xấu theo dòng nước, trôi đi các điều không may. Đồng thời, mọi người, mọi nhà cầu mong một năm mới đến với nhiều điều tốt lành và gặp nhiều may mắn.Sau lễ hội là các trò chơi dân gian: tó má lẹ, ném còn... tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho bà con đón năm mới và tăng cường mối quan hệ đoàn kết trong cộng đồng dân cư.Lễ hội gội đầu được huyện Quỳnh Nhai tổ chức hàng năm nhằm giữ gìn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

6. Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hết sức độc đáo và ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc, cũng là lễ hội đặc trưng của cư dân vùng sông nước bên dòng sông Đà hùng vĩ, thể hiện sức mạnh chinh phục thiên nhiên, duy trì nét đẹp và bản sắc văn hóa truyền thống, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, đoàn kết dân tộc được tổ chức vào ngày (Mồng 10 tháng Giêng) hàng năm dưới chân Cầu Pá uôn.

lễ hội sơn la

Việc tổ chức lễ hội đua thuyền tại đây cũng là hoạt động nhằm giữ gìn và phát triển nét văn hóa truyền thống của đồng bào, đồng thời tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh giải đua thuyền, lễ hội còn diễn ra các hoạt động thể thao dân tộc như: kéo co, bắn nỏ, ném còn, chọi gà...



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com