Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0912 943 936

Du lịch trong nước

Những lễ hội du xuân đầu năm nổi tiếng tại miền Trung – Phần 3


 Tại các vùng miền có những lễ hội đặc sắc khác nhau,du khách đến miền Trung đầu năm sẽ có dịp tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc.Du lịch Chào Việt Nam tiếp tục gửi đến các bạn bài viết về những lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của các tỉnh Nam Trung Bộ

Xem thêm:

Lễ hội Đống Đa - Bình Định

Lễ hội Đống Đa được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tết là lễ hội truyền thống lớn nhất tỉnh Bình Định. Lễ hội bắt đầu tổ chức vào năm 1960, tại Ðiện thờ Tam Kiệt Tây Sơn, làng Kiên Mỹ (đất Tây Sơn cũ) xã Bình Thành huyện Tây Sơn. Ngày nay cứ vào tầm mùng 4 mùng 5 Tết người dân cả nước lại nô nức đổ về Bình Định đi du lịch và tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong - Tây Sơn.

lễ hội miền trung

Cũng giống như nhiều lễ hội truyền thống khác, lễ hội tết Đống Đa được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức vào chiều ngày mùng 4 tết với những nghi lễ cổ truyền của dân tộc. Lễ tế long trọng, vừa linh thiêng lại không kém phần náo nhiệt, mang hơi thở hào hùng của dân tộc một thời lịch sử. Mùng 5 bắt đầu tổ chức hội với rất nhiều những hoạt động thú vị, mặc dù đã có nhiều sự thay đổi qua năm tháng nhưng vẫn đầy đủ các mục chính: bài diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp. Người đến tham dự hội ngoài việc mãn nhãn thưởng thức những màn biểu diễn võ thuật đẹp mắt, hòa trong tiếng nhạc, tiếng trống thôi thúc lòng người và sống lại trong không gian văn hóa hào hùng của dân tộc.

Ngày nay, đầu năm đi chơi lễ hội Đống Đa đối với người dân không chỉ riêng Bình Định mà nhân dân cả nước đều mang một tâm trạng háo hức, tự hào và lễ hội trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu cho người dân.

Lễ hội chợ Gò - Bình Định

Lễ hội chợ Gò được xem là một trong những lễ hội dân gian đáng chú ý nhất Bình Định. Lễ hội được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết Âm lịch tại chợ Gò, thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Từ hàng trăm năm trước từ thời Tây Sơn người dân Bình Định đã có phong tục họp chợ theo định kỳ vào những ngày Tết chợ nghỉ.

lễ hội chợ gò bình định

Vì tổ chức vào ngày tết cổ truyền của dân tộc nên không khí tham gia hội vô cùng náo nhiệt và hứng khởi, người đi hội trong những bộ quần áo mới hòa cùng với không khí đất trời trong xuân đem đến không gian lễ hội náo nhiệt hơn bao giờ hết. Đến với lễ hội chợ Gò, du khách sẽ bắt gặp lại hình ảnh những cụ đồ già viết, bán câu đối đỏ thắm mà tại các khu chợ khác khó mà thấy được. Người dân đi chợ với tinh thần vui tươi thoải mái, du khách sẽ không thấy bất cứ những lời lẽ kỳ kèo mặc cả nào.

Một điều đặc biệt nữa mà du khách không thể bắt gặp tại bất kỳ chợ hàng hóa thông thường là tại lễ hội chợ Gò có diễn ra hoạt động hội cờ xuân chứ không phải tại địa điểm sân đình thường thấy. Hội chợ Gò diễn ra tuy ngắn thường vào sáng sớm và kết thúc vào lúc xế trưa nhưng mang ý nghĩa rất lớn, đã tạo nên một không gian vui vẻ cho người dân trong những ngày đầu xuân.

Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm vào ngày 19 tháng 2 âm lịchtại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày liên tiếp và là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất nước ta mang màu sắc Phật Giáo, được tổ chức với mong muốn cầu mong cho nhân dân có cuộc sống yên bình, mưa thuận gió hòa, cũng là một dịp cho người dân tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa bản sắc dân tộc.

lễ hội quan thế âm đà nẵng

Giống những lễ hội tôn giáo khác, lễ hội Quán Thế Âm bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nội dung: lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn trẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc, lễ rước tượng Quán Thế Âm; mang đậm màu sắc Phật Giáo. Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều các hoạt động thú vị: hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng.... Ngoài ra còn có các hoạt động thể hiện nét đặc trưng của mảnh đất, con người Đà Nẵng như: văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay,… đều được du khách hoan nghênh.

Lễ hội cũng là một điểm sáng trong du lịch Đà Nẵng giúp thành phố biển càng thêm thu hút sự quan tâm của khách du lịch không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Lễ hội Cầu Ngư - Đà Nẵng

Lễ hội Cầu Ngư là đặc trưng trong văn hóa sinh hoạt của người dân miền biển trong đó có Đà Nẵng. Vì từ lâu trong lòng người dân xứ biển luôn tôn thờ các vị thần biển cả để hy vọng có những lần ra khơi được bình an vô sự, đánh bắt được nhiều cá tôm, người dân được sống ấm no hạnh phúc. Vị thần biển được người dân Đà Nẵng tôn sùng là Cá Ông (cá Voi) – nhân vật mang đến sự ấm no cho cả dân làng và phù hộ bình an cho ngư dân khi ra khơi đánh bắt. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Cá Ông mà hàng năm vào ổ chức 2 ngày vào giữa tháng 3 âm lịch tại những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp....

Lễ hội Cầu Ngư - Đà Nẵng

Sau khi ăn tết xong, người dân tổ chức lễ tế cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Người dân sẽ chọn ra những người cao tuổi có uy tín trong làng đứng ra làm ban nghi lễ. Trong thời gian diễn ra nghi thức làm lễ, không gian lễ hội được trang hoàng rực rỡ mà vẫn trang nghiêm, linh thiêng. Nghi thức lễ là lúc dân làng chọn ra một cụ cao tuổi có uy tín và hiền đức nhất đứng lên đọc văn tế thể hiện lòng biết ơn với Cá Ông đã cho dân làng một năm bình an, sung túc và cầu mong sự che trở, phù hộ của Cá Ông cho một năm tiếp theo.

Tham dự lễ hội Cầu Ngư du khách còn được chứng kiến, tham gia các hoạt động trong lễ hội: kéo có, bơi lội, đua thuyền, đá bóng, hát hò khoan, múa bả trao, hát tuồng…sôi nổi, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân, vừa thể hiện tài năng văn nghệ của con người nơi phố biển. Đến với Đà Nẵng đúng dịp diễn ra lễ hội Cầu Ngư du khách sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới về văn hóa, truyền thống trong cách sinh hoạt, tổ chức lễ hội của người dân nơi đây.

Lễ hội bà Thu Bồn - Quảng Nam

Lễ hội Bà Thu Bồntổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch là lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian của người dân ven sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.Lễ hội bắt nguồn từ sự tích bà Thu Bồn (sự tích thuyết phục hơn cả) – là một vị tướng của nhà Lê  bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồnthì bị ngã ngựa do tóc bà bị quấn vào chân ngựa nên bà bị giặc giết. Bà được các vua triều Nguyễn sắc phong làm Bô Bô phu nhân, người dân cũng tôn thờ bà, coi bà là biểu tượng của cái đẹp, của khát vọng hòa bình. Người dân đã lập đền thờ bà lễ hàng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch để tỏ lòng biết ơn vì che trở của bà cho người dân Thu Bồn.

lễ hội bà thu bồn

Lễ hội bà Thu Bồn là lễ hội lớn mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói chung và miền đất Quảng Nam nói riêng. Lễ hội cũng được chia làm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ được cử hành một cách thành kính và trang nghiêm các hoạt động rước nước thiêng trên sông Thu Bồn, rước "Ngũ hành tiên nương"về lăng Bà để cúng tế. Đám rước có quy mô lớn lên đến 500 người trong trang phục truyền thống nghiêm chỉnh đi từ bãi cát bờ sông lên làng vào trước lăng Bà Thu Bồn. Trong khu vực lăng là nơi diễn ra các trò chơi dân gian thú vị: cờ người, hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp, thi kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền,… mang đậm bản sắc con người Quảng Nam.

Đến đây du khách không chỉ tham gia không khí vui tươi náo nhiệt của lễ hội mà còn thưởng thức các món ăn đặc sản đất Quảng: cháo lương, mì Quảng, bánh tráng đập… và hoạt động đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng rất thú vị.

Lễ hội tháp Bà Ponagar - Khánh Hòa

Lễ hội tháp Bà hằng năm được tổ chức vào ngày 20 -23 tháng 3 âm lịch tại khu di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những lễ hội có quy mô lớn nhất khu vực tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến mẹ xứ sở đã góp phần xây dựng quê hương, dạy người dân cách trồng trọt, dệt vải,…. Lễ hội nổi tiếng đến nỗi du khách đến tham gia không chỉ là người dân Khánh Hòa và người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, các dân tộc  Kinh, Chăm, Raglai và các cộng đồng tộc người khác ở miền Trung và Tây Nguyên.

Tại lễ hội diễn ra rất nhiều hoạt động thú vị như: lễ thay y, lễ thả hoa đăng tiến hành ngày 20 tháng 3 Âm lịch; lễ cầu quốc thái dân an diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 âm lịch; dâng lễ Mẫu giờ Tý ngày 22;tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vươngdiễn ra ngày 23. Trong suốt quá trình diễn ra các nghi lễ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách, mạc dù đông đúc nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được sự nghiêm trang, thành kính với mẹ xứ sở.

Tuy không gian lễ hội không lớn, chỉ nằm trong phạm vi khu vực tháp Bà nhưng vẫn diễn ra các hoạt động rất đặc sắc điển hình như: múa bóng và hát văn được diễn ra trong suốt các ngày tổ chức lễ hội; ngoài ra du khách còn được xem những buổi biểu diễn các tích tuồng cổ liên quan đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu….

Lễ hội tháp Bà không chỉ là lễ hội lớn của khu vực thể hiện lòng biết ơn đến mẹ xứ sở mà còn mang giá trị văn hóa to lớn thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc trên dải đất miền Trung. Đây cũng là hoạt động giúp đưa văn hóa truyền thống tiếp xúc gần hơn với người dân trong nước và quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam đến bạn bè trên thế giới.



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com