Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0987 31 8899

Du lịch trong nước

Những lễ hội du xuân đầu năm nổi tiếng tại miền Trung – Phần 1


Tại Việt Nam có rất nhiều lễ hội đặc biệt là vào thời điểm đầu năm mới, du khách khi tham dự các lễ hội ngoài việc hướng tâm thành kính mà còn hòa chung không khí náo nức vui tươi của những ngày đầu xuân. Tại các vùng miền có những lễ hội đặc sắc khác nhau,du khách đến miền Trung đầu năm sẽ có dịp tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc.

Hội vật làng Sình - Huế

Làng Lại Ân hay còn gọi là làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) là nơi diễn ra hội đấu vật vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội này là hoạt động văn hoá truyền thống, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Hội vật làng Sình

Theo như lời kể lại của người dân làng Sình thì lễ hội này được xuất hiện cách đây 200 năm và vẫn duy trì đến hiện tại. Điều làm nên sự khác biệt tại lễ hộichính là mục đích của hoạt động đấu vật là giải trí đơn thuần sau mỗi dịp tết chứ không phải để lựa chọn binh sĩ cho nhà vua. Hội vật không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ, lòng dũng cảm của lớp trẻ mà còn mang ý nghĩa tâm linh mong muốn cho người dân làng mạnh khỏe, bình an, mùa màng tươi tốt cuộc sống yên ổn.

Một điều đặc biệt nữa là khi đến với hội vật làng Sình, các du khách (nam) nếu muốn có thể đăng ký tham gia vì “lệ làng” cho phép các đô vật không bắt buộc phải là người địa phương mà các khán giả cũng có thể tham gia đấu vật. Là một hoạt động giải trí nên du khách có thể yên tâm vì tính an toàn của nó, các đô vật được quy định không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Chính bởi vậy các đô vật ngoài việc rèn luyện sức khỏe bản thân còn phải luyện cái đức để có thể tham dự, tranh tài một cách công bằng, có văn hóa.

Tham khảo Tour du lịch Huế 1 ngày

Lễ hội cầu ngư Thái Dương Hạ - Huế

Lễ hội cầu ngư được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng,3 năm 1 lần tại làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế). Lễ hội được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn của người dân nơi đây với Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội cầu ngư Thái Dương Hạ

Vì tổ chức 3 năm 1 lần nên đây là một trong những lễ hội lớn của Thừa Thiên Huế thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương cũng như khách du lịch. Lễ hội mang đậm nét văn hóa trong sinh hoạt của người dân vùng biển thể hiện qua các nghi thức tế lễ thần linh, cầu ngư, các hoạt động ngoài trời mô tả những sinh hoạt nghề biển.

Lễ hội được chia làm 2 phần chính gồm: lễ tế thần và hội cầu ngư Thuận An. Lễ tế được tổ chức vào 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng ngày 12 là phần đọc văn tế dâng lên các vị thần để cầu mưa thuận gió hòa, người dân có cuộc sống ấm no, bình an, hạnh phúc. Sau phần tế lễ là đến phần hội cầu ngư. Phần hội rất đông vui, náo nhiệt thu hút sự quan tâm của đông đảo người tham dự bởi các hoạt động vừa mang tính giải trí cao vừa mang đậm giá trị văn hóa truyền thống như: trò diễn “bủa lưới” sau đó  là màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá) đang chờ sẵn và đua trải trên phá Tam Giang,…

Lễ hội cầu ngư Thái Dương Hạ không chỉ là món ăn tinh thần của người dân nơi đây, thể hiện niềm lạc quan, đức tin vào biển cả cầu mong một năm mới bình an, cuộc sống người dân được ấm no sung túc; mà còn là hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách du lịch.

Lễ hội Đền Vua Mai - Nghệ An

Lễ hội đền Vua Mai được tổ chức hàng năm vào ngày 13 – 15 tháng Giêng âm lịch tại Khu lăng mộ Vua Mai - xã Vân Diên; đền thờ Vua Mai - thị trấn Nam Đàn; mộ mẹ Vua Mai - xã Nam Thái, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An với nhiều hoạt động thú vị, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân xứ Nghệ.

Lễ hội Đền Vua Mai

Lễ hội trước hết được tổ chức nhằm tỏ lòng biết ơn đến công lao to lớn của Vua Mai Hắc Đế cùng tướng lĩnh của ông trong việc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của phương Bắc. Nhiều tỉnh thành trong cả nước đều lập đền thờ, lăng, miếu, mộ thờ vua Mai Hắc Đế; nhưng Nam Đàn đặc biệt hơn bởi đây là nơi vua đã sinh ra và lớn lên, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vì vậy mà người dân Nam Đàn lấy ngày 13 – 15 tháng Giêng hàng năm để tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn vua.

Lễ hội diễn ra bao gồm các phần chính: phần trình diễn âm nhạc mở đầu gợi lên quá khứ hào hùng của dân tộc; tiếp đến là nghi thức lễ rước mang đậm bản sắc của lễ hội vùng tả ngạn sông Lam; và tiếp theo là phần hội với nhiều hoạt động giải trí thú vị, đặc sắc. Du khách dễ dàng thấy được nét văn hóa đặc sắc của hội Việt Nam qua các trò chơi như: chọi gà, đấu vật đu tiên, cờ người, đến các hoạt động hiện đại như bóng chuyền, bóng bàn, hội trại, biểu diễn nghệ thuật..., phần thi đấu vật rất được mọi người hoan nghênh và ủng hộ.

Tham gia lễ hội cũng là một dịp để người dân tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa truyền thống, có những giây phút vui vẻ, náo nhiệt, gắn kết tình cảm cộng đồng; hơn thế còn góp phần quảng bán hình ảnh con người, mảnh đất Nam Đàn với bạn bề bốn phương.

Lễ hội đền Vạn Lộc - Nghệ An

Lễ hội đền Vạn Lộc thường được tổ chức vào 2 ngày 15 và 16 tháng Giêng hàng năm nhưng lễ chính tổ chức lớn vào 3 năm một lần  các năm (Tí, Ngọ, Mão, Dậu ) tại làng Vạn Lộc xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An. Lễ hội tổ chức để tưởng nhớ công ơn của Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi – người đã giúp dân khai hoang làng Vạn Lộc xưa và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng cuộc sống của người dân ấm no hạnh phúc.

Lễ hội Đền Vua Mai

Lễ hội Đền Vạn Lộc diễn ra gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị sôi nổi. Phần lễ bắt đầu vào ngày 14 với các hoạt động: khai trương tẩy uế, lễ yết cáo; ngày 15 cử hành lễ đại tế; rước bài vị sắc phong của Thái uý Nguyễn Sư Hồi; rước kiệu Bác Hồ; rước bằng di tích lịch sử văn hoá. Phần hội diễn ra với rất nhiều các trò chơi thú vị như: các trò chơi truyền thống trọi gà, đánh cờ người, đua thuyền trải; đến các hoạt động hiện đại đấu bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, biểu diễn nghệ thuật,….

Lễ hội không chỉ thể hiện tinh thần của người dân trong việc bảo vệ nét đẹp truyền thống văn hóa mà còn là điểm sáng góp phần thu hút du lịch tại Nghệ An.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong - Quảng Bình

Lễ hội đập trống được tổ chức mỗi năm một làn vào ngày 16 tháng Giêng tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch Quảng Bình. Đây là lễ hội lớn của người Ma Coong để chào đón một năm mới. Lễ hội thu hút du khách không chỉ riêng Quảng Bình mà còn nhiều nơi khách về tham gia.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong

Cái tên lễ hội đập trống nghe có vẻ lạ tai và gây tò mò cho du khách nếu lần đầu tiên nghe đến lễ hội này. Sở dĩ có lễ hội như vậy ngồn gốc là do truyền thuyết sau: Ngày xưa tại vùng đất người Ma Coong xuất hiện một con khỉ ác màu vàng thường phá hoạt lúa ngô của người dân hàng đêm khiến cuộc sống người dân trở nên đói khổ, đau ốm. Vì vậy người dân nghĩ cách đuổi con khỉ đi bằng cách đánh chống khua chiêng, tiếng trống tiếng chiêng của cộng đồng người Ma Coong cùng với sự giúp đỡ của Giàng mà khỉ ác đã bị đuổi đi trả lại cuộc sống bình yên cho người dân. Từ đó người dân mở ra lễ hội đập trống với mục đích để cúng Giàng, cầu mưa thuận gió hòa, cuộc sống người dân được bình an, ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp mà các đôi trai gái hẹn hò, gặp gỡ nhau.

Lễ hội đập trống có lễ thức rất nghiêm ngặt, chính vì vậy mà cho đến nay lễ hội này vẫn giữ nguyên được nét văn hóa truyền thống không mấy thay đổi. Để chuẩn bị cho phần lễ hội, người dân bản Cà Roòng đóng góp những nông sản mà mình làm ra cho làng trong đó có gạo nếp để làng nấu rượu hiêng, phần vật phẩm dâng lễ của làng cũng không thể thiếugà, xôi làm lễ cúng.Trong lễ hội không thể thiếu bộ phận chủ lễ, là những người đứng đầu 5 dòng họ, có công khai phá vùng đất Ma Coong và được cha truyền con nối để làm chủ lễ hằng năm.

Tham khảo tour Tour du lịch Quảng Bình

Theo tập tục, cứ vào 16 tháng Giêng hàng năm, bà con ở các bản tiến về vùng trung tâm xã Thượng Trạch để dâng lễ cúng Giàng. Sau lễ tế là phần hội đập trống được rất nhiều người dân mong đợi. Khi đó tiếng trống mở hội vang lên, già trẻ, gái trai cùng chung vui bên ly rượu cần, tranh nhau đánh trống sao cho thật to thật vang, vừa đánh trống, đám thanh niên vừa la vang rừng: “Roa lữ Giàng ơi! (sướng quá, vui quá trời ơi !)”. Theo như tập tục của lễ hội thì phải đánh trống cho đến khi trống thủng trước trời sáng. Những ai đánh trống thì đánh hăng say, những người còn lại thì cầm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa. Không gian vừa mang đậm chất văn hóa của người Ma Coong lại vô cùng náo nhiệt, vui vẻ.



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com