Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0987 31 8899

Du lịch trong nước

Khám phá nét văn hóa 3 dân tộc tại Hà Giang


Đến Hà Giang các bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non hùng vĩ của một trong những vùng cao đẹp nhất Việt Nam, chinh phục những cung đường đèo đầy mạo hiểm mà còn có cơ hội tiếp xúc với cuộc sống của những người dân bản địa nơi đây. Có khá nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở Hà Giang như: Mông, Giao, Tày, Nùng, Giáy,… hiện tại vẫn lưu giữ được hiều nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống.

Dân tộc Mông

Trong 54 dân tộc của Việt Nam thì người Mông được xem là một trong những dân tộc ít bị mai một về văn hóa. Tại Hà Giang, người Mông có hai nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa với số lượng nhân khẩu đông nhất gần 200.000 người, chiếm hơn 31% dân số của tỉnh. Người Mông tập trung nhiều tại các tỉnh Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng su Phì và Xí Mần. Các hoạt động sản xuất của họ chủ yếu là canh tác nương đá, trồng lúa, ngô, các loại hoa màu; trồng thuốc phiện, các cây ăn quả như lê, mận, đào; chăn nuôi bò, lợ, gà, ngựa; dệt vải lanh, đan lát, làm trang sức bạc,….

dân tộc mông hà giang

Các bạn gái khi đến Hà Giang thích thú thuê những bộ váy áo của người Mông mặc hóa thân thành những cô gái Mông trong bộ trang phục sắc sỡ để chụp hình. Trang phục của người Mông rất được các bạn trẻ hoan nghênh vì độc đáo, đa dạng và nhiều màu sắc. Cũng tùy vào nhóm người Mông mà có cách ăn mặc khác nhau: phụ nữ Mông trắng mặc váy trắng, áo xẻ ngực, cánh tay thêu hoa văn; phụ nữ Mông hoa mặc váy chàm thêu hoa hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu; phụ nữ Mông xanh mặc váy ống,… Trên những cánh đồng ruộng bậc thang, những nương ngô, đặc biệt là các phiên chợ, những người phụ nữ Mông trong trang phục truyền thống sặc sỡ thu hút ánh nhìn.

Tham khảo tour Hà Giang đồng văn 3 ngày 2 đêm

Đến Hà Giang, các bạn còn có cơ hội tham gia những lễ hội truyền thống đặc sắc. Xuất phát từ một dân tộc với văn hóa đa dạng phong phú các lễ nghi, tập quán, tín ngưỡng; người Mông có rất nhiều những lễ hội thú vị diễn ra quanh năm. Các lễ hội các bạn không nên bỏ qua khi đến Hà Giang là: Tết Nguyên Đán, Lễ hội Gầu Tào; Lễ cúng mưa, cúng cơm mới; các phiên chợ tình,…

Dân tộc Tày

Hà Giang tập trung khoảng 157.757 dân tộc Tày sinh sống, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh, chủ yếu sống tại khu vực chân núi. Họ cũng chủ yếu sống dựa vào canh tác nông nghiệp, áp dụng các biện pháp thâm canh, thủy canh trong việc trồng lúa nước; ngoài ra còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả...; chăn nuôi theo hình thức thả rông là chủ yếu; người Tày rất nổi tiếng nghề dệt thổ cẩm, các nghề thủ công gia đình như sản xuất nông cụ, làm đồ gỗ, đồ gốm cũng được chú ý.

dan toc tay

Về trang phục, người Tày được nhận dạng qua các bộ trang phục màu chàm, áo cánh ngắn bên trong, áo dài bên ngoài và hầu như không có họa tiết thêu thùa, riêng phụ nữ Pa Dí có thêu hoa văn ở tay áo và cổ áo; trang sức là vòng tay, vòng cổ bạc. Mặc dù không cầu kỳ, nhiều màu sắc, những chiếc áo chàm của người Tày giản dị thể hiện nét đẹp duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Tày; tính cách ôn hòa, nhã nhặn của chính bản thân họ.

Người Tày hiện vẫn còn lưu giữa được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và cả một kho tàng văn học về các loại truyện thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca... hay trong những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt hằng ngày. Các lễ hội như: Lễ hội Lồng Tồng – hay còn gọi là Hội xuống đồng tổ chức vào dịp đầu năm; Lễ hội cầu trăng tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm;… là những lễ hội rất độc đáo, thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của họ.

Dân tộc Dao

Người Dao Hà Giang có khoảng 95.959 người chia làm các ngành Dao đỏ, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao áo dài, Dao lô giang, thường sinh sống ở lưng chừng núi, thung lũng gần các nguồn nước. Họ sinh sống chủ yếu bằng việc trồng trọt trên nưỡng rẫy, các ruộng bậc thang, thổ canh hốc đá, trồng các loại lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa, rau màu; hay chế tác các đồ thủ công như rèn đúc làm đồ trang sức, thêu in hoa trên vải bằng sáp o­ng; nhiều nơi còn làm súng hỏa mai, súng kíp,…

Trang phục truyền thống của người Dao rất đa dạng từ các loại khăn, áo, váy quấn; phụ nữ thường mặc áo yếm, váy hoặc quần; quần áo với màu sắc rất sặc sỡ, thêu các hình hoa văn: chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Trong đó phụ nữ Dao đỏ rất chú trọng ăn mặc, trang phục của họ được may tỉ mỉ, với màu sắc tươi sáng rực rỡ.

dân tộc dao hà giang

Văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người dân tộc Dao cũng mang những nét rất riêng thể hiện qua các tập tục: thờ cúng, lễ hội, cưới xin, ma cháy, nhà mới,…Nếu có dịp đón Tết Nguyên Đán tại Hà Giang bạn sẽ được tham gia nhiều các lễ hội truyền thống của các dân tộc tại đây, trong đó có Lễ hội cầu mưa của dân tộc Dao thường tổ chức vào ngày tỵ tháng riêng; hoặc Lễ hội cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, 12 âm lịch hoặc tháng 1 năm sau. Hòa trong không khí vui tươi, nô nức của các lễ hội các bạn sẽ phẩn nào hiểu được những nét truyền thống văn hóa đặc sắc dân tộc Dao Hà Giang.

Trên đây là ba dân tộc thiểu số đặc trưng sinh sống tại Hà Giang, Hà Giang còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác như: Nùng, Giáy, Lô Lô, Cò Lao, Pà Thiên,… mỗi dân tộc lại mang những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống khác nhau tạo nên một Hà Giang không chỉ phong phú về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là một vùng đất đa dạng các nền văn hóa truyền thống khác nhau.



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com