Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0912 943 936

Du lịch trong nước

Khám phá 8 làng nghề truyền thống ở Quảng Nam


Quảng Nam có nhiều lợi thế về văn hóa cộng đồng, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm đời sống văn hóa, sinh hoạt của người dân từ vùng đồng bằng, ven biển đến vùng sâu trong đất liền, nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số anh em. Du lịch làng nghề Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển với những làng nghề hấp dẫn, hãy cùng tìm hiểu 8 làng nghề ở Quảng Nam hấp dẫn dưới đây nhé.

1. Làng trống Lâm Yên
Lâm Yên nay là ấp Nam xã Ðại Minh, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam.Nghề làm trống ở Lâm Yên là nghề phụ nhưng rất được ưa chuộng, hàng năm nơi đây có từ 1500 đến 2000 sản phẩm bán ra thị trường.Nghề làm trống đòi hỏi ở người thợ tính cần cù nhẫn nại, chịu khó và khéo tay khi bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm.

làng trống lâm yên

Mỗi chiếc trống làm ra đều có quy cách và kích cỡ nhất định theo từng loại: trống chầu, trống chiên, trống chùa…Hàng năm không phải mùa nào nghề trống ở Lâm Yên cũng đắt khách mà phải chờ vào tháng 3 (thanh minh) và tháng 8 âm lịch. Hai tháng này có nhiều lễ cúng tế có nhiều người đến đặt trống thì người thợ Lâm Yên mới có điều kiện và thời gian để làm trống.


2. Làng hoa trái Đại Bường
Làng hoa trái Đại Bường thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn. Làng nằm về hữu ngạn sông Thu Bồn, cách Hội An khoảng 20km. Đây là một ngôi làng trù phú, cung cấp trái cây cho cả Đà Nẵng và Hội An.

làng nghề quảng nam

Với nhiều loại trái cây khá phong phú và đa dạng, đến với Đại Bường du khách không chỉ được thưởng thức nhiều loại hoa quả lạ mà làng còn hiện lên nét văn hóa của làng quê Việt Nam xưa. Làng hoa trái Đại Bường ai đến đây cũng phải sững sờ trước những loại cây ăn quả từ nơi khác đều có ở Đại Bường. Mặc tình ai muốn gọi gì cũng được, có điều chắc chắn chính sự đa dạng, phong phú, đầy đủ của cây trái đã làm cho làng Đại Bường như một cõi lạ giữa miền Trung,


3. Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng thuộc phường Cẩm Kim , thị xã Hội An, Quảng Nam, từ lâu làng đã nổi tiếng bởi nghề trạm chổ, điêu khắc gỗ, Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm.

làng mộc kim bồng quảng nam

Với bàn tay khéo léo và nghệ thuật tài hoa của mình, thợ mộc làng Kim Bồng đã góp phần tạo nên một phố cổ Hội An cổ kính đầy quyến rũ như ngày nay.Không chỉ bó hẹp trong phạm vi Quảng Nam, các chế tác của Kim Bồng vươn xa ra phạm vi cả nước. Đặc biệt, đã có rất nhiều thợ đã được triều đình Huế mời về thực hiện các cung điện, đình chùa.


4. Làng đúc đồng Phước Kiều
Làng đúc đồng Phước Kiều thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng. Danh tiếng của làng không bó hẹp trong địa phận của Quảng Nam – Đà Nẵng mà vươn ra xa khắp các tỉnh thành trong cả nước.

làng đúc đồng phước kiểu

Nnghệ nhân Phước Kiều có đôi tay tài hoa và đôi tai nhạy bén biết "nghe, cảm" từng loại âm thanh để tạo ra nhiều nhạc cụ có âm riêng biệt, rất đặc thù và sắc nét. Một trong những bí quyết đó là kỹ thuật pha trộn các kim loại khác trong lúc nấu đồng ở những mức nhiệt độ mà chỉ có những người trong nghề mới được truyền đạt. Đến làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc lựa chọn, mua sắm các vật dụng, hàng lưu niệm với đa dạng mẫu mã, kích thước, du khách còn có cơ hội được trực tiếp tham quan các công đoạn sản xuất của nghề đúc đồng và được xem các nghệ nhân danh tiếng biểu diễn các loại nhạc cụ cồng, chiêng do chính mình khai sinh ra.

Tham khảo 15 điểm du lịch hấp dẫn ở Quảng Nam


5. Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà thuộc phường Thanh Hà, Thị xã Hội An, Quảng Nam nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây.

làng gốm thanh hà

Các sản phẩm gốm của Thanh Hà mang nhiều hình dáng, màu sắc, độ bền rất riêng biệt. Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe.


6. Làng dệt lụa Duy Trinh
Làng dệt lụa Duy Trinh nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, Duy Trinh nỗi tiếng với những mãnh lụa mềnh mịn, những đường chỉ thêu vô cùng khéo léo với nhiều màu sắc.

làng dệt du trình


Điều thú vị khi du khách đến đây sẽ được tận mắt chứng kiến các công đoạn thao tác tạo ra những dải lụa mềm mại nổi tiếng của các nghệ nhân, sự phong phú của nghề dệt và văn hóa Chăm vô cùng đặc sắc. Đến với làng lụa Duy Xuyên bạn sẽ được trải nghiệm và hòa mình vào không gian của một ngôi làng cổ, nơi những cô thôn nữ mặc áo bà ba đang tỉ mẩn ươm tơ, dệt lụa bên khung cửi cách đây hàng thế kỷ.


7. Làng chiếu cói Thạch Bàn
Từ thị trấn Nam Phước đi về hướng Đông khoảng 5km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay, cói xanh tốt nằm dọc hai bên bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyện liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Sợi đay đơn sơ những qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ.

chiếu cói thạch bàn

Thôn Đông Bình được xem là cái nôi của nghề chiếu cói Bàn Thạch vốn nổi tiếng xưa nay. Làng có 355 hộ dân thì cỡ khoảng 300 hộ làm chiếu, vì nghề này cần ít vốn, có thể làm vào những lúc rảnh rỗi. Để dệt một chiếc chiếu thường cần có hai người: một người giữ khổ và một người cầm thoi. Tùy theo hình dáng hoa văn mà người dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, mắc cửi đơn hay kép cho phù hợp. Bàn tay phải khéo léo điều khiển sợi đay lúc nâng lên, lúc chìm xuống, cải ba, cải hai… để cho ra các hình hoa văn thật ăn khớp nhau. Du khách đến đây được tận mắt xem người dân ở đây làm chiếu, hoặc cũng có thể tham gia làm chiếu, Ngoài ra du khách còn có thể mua những chiếc chiếu từ tay những người dân ở đây làm để về sử dụng hoặc làm quà.

8. Làng rau Trà Quế

Trà Quế là làng rau nằm cách Hội An 3km về phía Đông Bắc và được hình thành từ 300 năm về trước. Tại đây du khách quốc tế có thể dạo quanh bằng xe đạp giống như người Việt.

làng rau trà quế

Làng rau Trà Quế vốn nằm giữa con sông Đế võng và đầm rong Trà Quế nên đất đai ở đây rất màu mỡ, người nông dân lại vớt rong dưới đầm lên bón cho rau khiến cho rau ở đây có mùi vị thơm ngon hơn hẳn sao với các vùng khác, tạo nên thương hiệu riêng cho nó. Lá rau ở đây không to dày như các vùng khác, mà be bé xinh xinh, do đó nó còn một cái tên khác: rau con Trà Quế. Khi trộn lẫn các loại rau lại thì sẽ có đủ 5 vị: ngọt, chua, cay, đắng, chát.

Bước đến làng rau Trà Quế, du khách sẽ cảm thấy thật thích thú khi trải ra trước mắt mình là một cánh đồng rau xanh non mơn mởn. Những thửa rau é, rau xà lách, rau thơm, quế…nằm san sát nhau tạo nên một sắc xanh hài hòa, tươi tắn. Bên cạnh đó, mùi rau thơm xộc vào mũi tạo cho ta một cảm giác thật thú vị, rất yên bình và dễ chịu.

 



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com