Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0912 943 936

Du lịch trong nước

Ghé thăm 4 làng nghề truyền thống nức danh ở Hội An


Phố cổ Hội An là một trong những tâm điểm du lịch của miền Trung và của cả nước, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước về thăm con phố xinh đẹp này. Hội An lưu giữ trong ký ức du khách là những nét đẹp hoài cổ mà mộc mạc, mà một trong nơi bảo tồn nguyên vẹn nét đẹp đó là những làng nghề truyền thống nơi đây.

Xem thêm:

Tour du lịch Đà Nẵng 3 ngày

Tour du lịch Đà Nẵng – Huế 4 ngày

1. Làng nghề làm đèn lồng

Có thể xem như đèn lồng là biểu tượng của phố cổ Hội An. Giữa những dãy nhà cổ mang phong cách kiến trúc Nhật Bản, những hàng đèn lồng nhiều màu sắc phát ra ánh sáng ấm áp làm lung linh cả một khu phố. Bất cứ ngôi nhà nào tại Hội An cũng treo đèn lồng - là một nét đẹp độc đáo chỉ có ở đây. Vậy nên ở Hội An từ lâu việc làm đèn lồng đã trở nên phát triển đến nỗi hình thành làng nghề làm đèn lồng có niên đại hơn 400 năm. Làng nghề này cũng được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước (2011).

Làng nghề hội an

Theo như lời kể của người dân Hội An thì ông tổ của nghề làm đèn lồng có tên Xã Đường, chuyên làm đèn lồng và lân vào dịp các lễ hội. Hiện nay thị hiếu người tiêu dùng đã có sự thay đổi, nên đèn lồng Hội An cũng đa dạng hơn về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Lồng đèn Hội An được làm từ các vật liệu chính là tre và vải bọc, qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân mà trở thành một tác phẩm mang giá trị về tạo hình, thẩm mỹ và văn hóa thuần Việt. Đèn lồng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Hội An. Những chiếc đèn từ giản dị mộc mạc, đến sang trọng, kiểu cách được sử dụng linh hoạt trong việc trang trí nhà cửa, các ngày Lễ Tết, cả trong những khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,…

2. Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà cách phố cổ Hội An khoảng 3km bên dòng sông Thu Bồn (xã Cẩm Hà) thơ mộng. Làng gốm đã có niên đại hơn 500 năm từ năm hình thành từ cuối thế kỷ 15, nổi tiếng với những sản phẩm gốm đất nung bền đẹp, từng được triều đình nhà Nguyễn đưa vào danh sách “thổ sản quốc gia”.

Làng gốm thanh hà hội an

Trước đây, làng nghề này chuyên sản xuất bát chén, chum vại, ngói lợp, gạch lát nền cho nhà cổ ở Hội An và các khu vực lân cận, làng nghề phát triển thịnh hành nhất vào thế kỷ 17 -18. Tuy nhiên trải qua những thăng trầm lịch sử, làng gốm tưởng chừng như  rơi vào quên lãng, nhưng do tâm huyết của những nghệ nhân yêu nghề, làng gốm dần được phục hồi. Đặc biệt từ khi UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm Thanh Hà đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách đến thăm quan và cũng cho ra đời những sản phẩm gốm đẹp mắt có giá trị.

Đến Hội An du khách đừng quên ghé thăm làng gồm Thanh Hà, tại đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm đẹp mắt, nghe người nghệ nhân trải lòng về việc làm gốm giữ làng nghề và tuyệt vời hơn là được trực tiếp bắt tay thực hành thử làm gốm. Du khách cũng có thể chọn và mua trực tiếp món đồ mình ưng ý về làm quà cho gia đình, bạn bè, người thân với giá cả phải chăng.

3. Làng rau Trà Quế

“Ai về Trà Quế thì về
Trà Quế có nghề rấm giá đậu xanh
Buổi mai đi bán củ hành
Buổi chiều đi tưới năm canh chưa nằm.”

Làng rau truyền thống Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, từ lâu đã nổi tiếng với những loại rau và gia vị sạch tươi ngon, mang hương vị rất riêng được chăm sóc thủ công trên mảnh đất màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò. Ngày nay làng rau Trà Quế đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với những ai muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người trồng rau.

Làng rau trà quế

Làng rau Trà Quế hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 ha. Làng rau nổi tiếng với hơn 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, một số loại rau thơm ở đây cũng được xem là ngon nhất ít nơi nào có hương vị sánh bằng: húng, é, tía tô... hội tụ đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.

Đến với làng rau Trà Quế có nhiều hộ gia đình làm dịch vụ homestay, du khách sẽ được tham quan những vườn rau xanh mượt thơm ngon, bắt mắt, được trải nghiệm những hoạt động nông nghiệp thuần túy như: cuốc đất, tưới nước trồng rau, rất thú vị và đáng nhớ.

4. Làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thông qua thương cảng Hội An sầm uất, các sản phẩm mộc Kim Bồng đã vang danh xứ Đàng Trong từ thế kỷ 15-16.

Làng mộc kim bồng

Từ thế kỷ 16, làng đã nổi tiếng với các sản phẩm, đồ gia dụng, đóng thuyền, dựng đền chùa, các sản phẩm không chỉ được sử dụng phổ biến trong nước mà còn có mặt tại một số quốc gia khác. Có thể nói làng mộc Kim Bồng được kế thừa nét tinh hoa của kỹ thuật đóng thuyền của người Chăm, kỹ thuật làm đồ gia dụng, kiến trúc dân dụng của người Hoa và người Nhật. Làng mộc cũng có sự đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của thương cảng Hội An. Tại các di tích Đô Thị cổ Hội An, Đà Nẵng, Huế và thành phố Sài Gòn…đều có những dấu ấn tài tình cảu những người nghệ nhân Kim Bồng.

Hiện nay đã có danh hiệu nghệ nhân cho một số thợ mộc lành nghề tại Kim Bồng, điều này góp phần như một động lực giúp những thợ mộc gắn bó và càng thêm yêu nghề. Đến thăm quan làng mộc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc độc đáo làm từ nhiều chất liệu khác nhau mang giá trị cao về thẩm mỹ, nghệ thuật.

 

 



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com