Email: sales@welcomevietnamtours.com
Hotline: 0987 31 8899

Du lịch trong nước

Du lịch Quảng Bình mua gì tặng người thân?


Nếu bạn đặt chân đến Quảng bình một lần chắc hẳn sẽ vô cùng thích thú và ngây ngất trước cảnh sắc nơi đây. Từ những hang động đẹp kỳ vĩ và huyền ảo bậc nhất thế giới như: động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng, hang Tối,…cho đến những món ăn dân dã mang đậm nét riêng của mảnh đất Quảng Bình nắng gió. Nếu còn đang phân vân và chưa biết mua quà gì về làm quà thì hãy để Du lịch Chào Việt Nam tư vấn cho bạn những đặc sản nức tiếng ở Quảng Bình nhé.

Nước nắm Bảo Ninh

Bảo Ninh là một xã vùng biển của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình nổi tiếng với nhiều đặc sản biển. Không những thế nơi đây còn có truyền thống làm nước nắm lâu đời, danh tiếng. Loại nước mắm này vừa thơm, vừa ngọt, màu sắc sánh như mật ong thượng hạng. Bởi vậy mới có câu ca dao truyền miệng qua bao đời:

Nguyên chất nước mắm nục mu

Một thìa giá trị bằng mâm cỗ đầy.

Nục mu là loài cá biển nhỏ như ngón tay, thân cá nục hơi tròn và dẹt dần về phần bụng nên nên nhiều thịt, thịt cá vừa ngọt vừa chắc. Lúc mới ướp muối thôi đã có thấy rỉ nước đỏ hồng ngập cả cá. Nước nắm làm ra vừa thơm, vừa ngọt lại có màu sắc sánh tựa màu mật ong thượng hạng.

Tương truyền, chúa Nguyễn rất thích nước mắm nục mu nên đã ra sắc chỉ phong cho đây là loại nước mắm đứng đầu trong tất cả các loại nước mắm trong vùng. Ngày nay, nước mắm vùng Bảo Ninh tiếng lành đồn xa không chỉ được xuất ra rất nhiều ở vùng khác trong nước mà còn ra cả các nước lân cận Việt Nam.

Mực khô

Mực là một loại hải sản được đánh bắt từ vùng biển Quảng Bình mình dày, độ ngọt cao nguyên do biển Quảng Bình có nhiều rặng san hô gần bờ với độ mặn của nước biển cao. Theo những người sành về mực thì mực gồm nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim… đều rất ngon và bổ dưỡng. Mực được mang đi chế biến thành mực khô rất được du khách gần xa mua về làm quà.

Để câu mực, ngư dân thường phải đi câu vào rất sớm khoảng 1 – 2 giờ sáng. Người câu thường ngồi vào các chiếc thuyền thúng, dưới ánh sáng mờ mờ của bóng đèn măng xông, mực lá cứ tự tiến đến gần nên câu mực khá dễ dàng. Thường thì thời gian câu mực kéo dài từ 2 giờ đêm đến tận 10 giờ sáng hôm sau. Mực câu lên, có người chuyên phụ trách việc lột và xẻ mực sau đó treo thành hàng căng trên sợi dây có sẵn hoặc cũng có lúc họ sẽ mổ mực và phơi ngay lúc thuyền cập bến.

Lưu ý khi nướng mực khô cần nướng kỹ trên lửa than nhỏ, không để lửa quá lớn sẽ làm cháy mực và có vị khét, ăn không ngon. Để ửa nướng vừa phải, con mực sẽ chín đều từ ngoài vào trong, hương vị thơm ngon tự nhiên ăn là thích mê. Mực khô thường có màu trắng tinh, nướng đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm là được. Lưu ý, đẻ mực khô nướng ngon và thơm nên dùng cồn là tốt nhất.

Mực khô nướng chấm với tương ớt hay nước mắm cốt trộn thêm ít ớt bột cho quyện lên. Miếng mực khi ăn ngọt lịm, mềm mềm mà không quá dai, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của tương ớt nghe thôi đã thấy thèm. Mực khô rất dễ kiếm ở các chợ ở Quảng Bình, đặc biệt tại các chợ hải sản nổi tiếng ở ven biển như: chợ Đồng Hới, chợ Hoàn Lão, chợ Cảnh Dương, chợ Thanh Khê, chợ Lý Hòa…

Bánh bột lọc

Bánh bột lọc là một đặc sản nổi tiếng của ở các tỉnh miền Trung, nổi tiếng nhất là cố đô Huế. Vậy mà khi đến du lịch Quảng Bình, hương vị của món bánh lại khang khác, vừa lạ vừa quentrở thành một trong những món ăn đặc sắc nhất nơi đây. Dừng chân ở Đồng Hới hãy dành vài phút thời gian mua chút quà bánh của Quảng Bình về biếu người thân, bạn bè.

Bánh được đùm trong một lớp lá chuối xanh nõn, mở bánh ra là có mùi thơm thoảng thoảng của lá chuối. Đến khi cho vào miệng, vỏ bánh dai dai quyện với nhân bánh đầm đậm, ngọt ngọt của vị tôm ăn cùng nước nắm bắt miệng thì ngon không gì bằng. Món bánh dân dã là thế mà có sức hút đặc biệt với những ai đến với mảnh đất này, có lẽ không chỉ là bánh mà còn đượm cái tình, cái chân chất trong từng chiếc bánh.

Khoai deo

Mảnh đất Quảng Bình cằn cỗi là thế, nắng trời, gió biển và những cồn cát trải dài lại cho ra những loại khoai ngon tuyệt vời đến thế. Hẳn là bạn phải ngạc nhiên lắm khi nghe đặc sản chế biến từ khoai chính là khoai deo. Nghe tên thì tưởng nhầm lẫn nhưng khoai deo lại chính là một đặc sản. Khoai deo ngon phải là loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt.

Khoai sau khi luộc xong được cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng to. Độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Cách nhận biết khoai deo ngon phải có màu cánh gián, ăn vào có độ dẻo, ngọt và thơm mùi khoai. Miếng khoai deo có hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, C, tốt cho dạ dày, góp phần chữa bệnh tiểu đường, cân bằng nước trong cơ thể, bổ sung chất khoáng,… nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt tên “sâm đất”.

Ruốc Hải Thành

Nói đến tên con Ruốc, có nhiều người chưa mường tượng được vì ở mỗi địa phương thì có những cách gọi khác nhau. Ở miền Trung có nơi gọi là “Khuyết”, trong miền Nam lại gọi là “tép”, người Hà Tĩnh thì gọi là “moi”. Ruốc là loài giáp xác có 10 chân, hình dáng giống như con tôm nhỏ, kích thước khoảng 1-4cm, có màu nâu đỏ và mùi tanh của tôm cá. Ở Đồng Hới có câu tục ngữ: “Ruốc tháng Sáu là máu rồng”, có ý nghĩa là ruốc tháng sáu quý hiếm, đỏ tựa màu máu của rồng. Bởi vậy, ruốc tháng Sáu ngon, quý về chất lượng, đẹp về màu sắc.

Tới mùa, cứ 1 tô muối, 5 – 7 tô ruốc tươi hay nhiều hơn nữa tùy chế biến mặn – lạt, ướp chừng một ngày rồi đem vắt thật xiết con ruốc cho ra nước đem phơi – gọi là mắm tròn. Lấy xác ruốc phơi khô, quết mịn bỏ vào chum mắm tròn, khuấy đều, phơi nắng. Đến khi đảo, dậy mùi thơm là có thể dùng được. Mắm ruốc đặc sệt, có mùi thơm đặc biệt đâm tỏi, ớt, đường, chanh pha mắm ruốc vào ăn với cơm trắng cũng… cạn tô , dùng để chấm với rau, dưa, cà, thịt luộc hay bún, bánh đúc… đều khỏi chỗ chê.

Rượu Võ Xá

Rượu Võ Xá là một loại rượu ngon nổi tiếng của Quảng Bình. Rượu Võ Xá nức tiếng bởi phương pháp sản xuất rượu và ủ rượu cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Thứ rượu này là sự kết hợp tinh tế, độc đáo giữa dòng nước tinh khiết của Động Cát Trắng và gạo thôn quê cộng với công thức lên men bí truyền đã cho ra sản phẩm rượu thơm nồng mà không một loại rượu nào có thể so sánh kịp.

Bánh mè xát Tân An

Bánh mè xát Tân An là một thức bánh cổ truyền đã được người dân ở đây làm ra cách đây cả trăm năm. Gạo làm bánh được chọn từ các loại gạo ngon được trồng ở trên mảnh đất Tân An rồi ngâm kỹ trong nước lạnh 3-4 giờ rồi vớt ra đãi sạch.

Gạo sau đó được cho vào cối nghiền thành bột sền sệt, rồi trộn với mè đã xát vỏ, đem tráng phơi trên những chiếc phên đan bằng tre, nứa. Khi bánh đã khô, người ta đem vào ủ lại cho mặt bánh phẳng rồi mới bóc khỏi phên. Bánh tráng gồm 2 loại  chủ yếu: bánh dày để nướng và bánh mỏng dùng để cuốn ram (bánh đa nem). Nhiều năm qua người dân nơi đây còn sản xuất ra loại bánh mè xát đường, có vị ngọt và béo, bánh lại khá dẻo chứ không giòn và cứng như loại bình thường nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển xa, khi nướng lên thơm phức. Bánh Tân An chất lượng thơm ngon và giá phải chăng nên được rất nhiều người ưa chuộng.



Tin liên quan

công ty du lịch uy tín

 Du Lịch Chào Việt Nam

VUI Garden Restaurant - Nhà Hàng thuộc hệ sinh thái của chúng tôi

Address: 55?268, Ngoc Thuy, Long Bien, Ha Noi 
*Contact to book a table: 0906 298 184
*Email: vuigardenrestaurant@gmail.com